Rate this post
Hotline:
1900 633698Vậy bố mẹ cần làm gì để giúp con nhanh chóng phục hồi cũng như đảm bảo được an toàn sức khỏe cho con? Mời bạn cùng tham khảo những chia sẻ sau của các bác sĩ chuyên khoa Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua bài viết dưới đây để có thêm kiến thức về vấn đề này nhé!
– Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi cho biết, các loại vi khuẩn như E.Coli, Shigella, Salmonella, khuẩn tả là các vi khuẩn gây tiêu chảy sau khi xâm nhập vào đường tiêu hóa sẽ sản sinh ra các độc tố ruột.
– Những độc tố này làm giảm đi sự hấp thu nước và điện giải ở ruột non gây ra tình trạng rối loạn, nước sẽ chảy vào trong đại tràng nhiều và không có khả năng hấp thu trở lại gây ra tình trạng tiêu chảy ở trẻ.
– Ngoài ra, trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn do một số yếu tố nguy cơ sau gây ra, bao gồm:
Khi trẻ bị tiêu chảy nhiễm trùng có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết và mỗi dấu hiệu điều tùy thuộc vào loại vi khuẩn gây bệnh. Cụ thể:
Trẻ tiêu chảy do vi khuẩn E.Coli:
+ Vi khuẩn E.Coli sinh độc tố ruột: trẻ không bị sốt, đi ngoài phân lỏng không nhầy không máu và bệnh sẽ thường tự khỏi sau vài ngày.
+ Vi khuẩn E.Coli gây bệnh đường ruột: trẻ bị sốt, đi ngoài mót rặn, bụng đau quặn, phân lỏng và có nhầy kèm máu.
Trẻ tiêu chảy do vi khuẩn Salmonella: trẻ tiêu chảy, buồn nôn, nôn, sốt cao, đau quặn bụng.
Khuẩn tả: bệnh khởi phát nhanh chỉ trong vòng 24 giờ, trẻ tiêu chảy dữ dội và liên tục (khoảng 8 lần/ngày), có thể nôn ói, không sốt, đi ngoài phân nước màu đục, không đau quặn bụng và không mót rặn.
Vi khuẩn lỵ: trẻ có dấu hiệu sốt cao, đi ngoài phân lỏng nhiều lần, trong phân nhầy lẫn máu, mót rặn, bụng đau quạn và đau từng cơn.
Bên cạnh đó, khi trẻ bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn cũng sẽ xuất hiện những triệu chứng cơ bản sau:
Hệ tiêu hóa bị nhiễm khuẩn là một trong những tác nhân lớn gây nên tiêu chảy ở trẻ. Vì vậy, khi trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: Suy dinh dưỡng nặng sau tiêu chảy, gây ra các bệnh lý về thận, đường ruột… và thậm chí là tử vong ở trẻ.
– Cho nên, khi phát hiện trẻ bị tiêu chảy kèm theo các dấu hiệu bất thường như trên, bố mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra.
– Đặc biệt, không nên chủ quan và cho trẻ sử dụng bất cứ loại thuốc nào khi không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, vì điều này có thể khiến tình trạng bệnh của con nặng hơn.
– Khi con bị tiêu chảy dù cho nguyên nhân nào gây ra, mẹ cũng phải cung cấp đầy đủ nước cho con, bù chất điện giải sau mỗi lần đi ngoài để hạn chế tình trạng mất nước.
– Thực hiện chế độ ăn uống khoa học đầy đủ chất dinh dưỡng, thực phẩm thức uống phải đảm đảo được nấu chín và đun sôi vệ sinh. Tránh các loại thực phẩm cay nóng và thức ăn chế biến sẵn.