Hotline:
1900 633698Tiêm chủng – Phòng ngừa là vấn đề rất cần thiết cho mọi đối tượng, nhằm ngăn chặn và phòng tránh hiệu quả nhiều bệnh lý nguy hiểm, giúp cơ thể con người thích nghi và có khả năng chống chịu sự tấn công của nhiều loại vi rút, vi khuẩn có hại cho sức khỏe.
Các bệnh truyền nhiễm, bệnh hiểm nghèo thường gây ra nhiều ảnh hưởng cho bản thân người bệnh, gia đình và xã hội. Trong đó, trẻ em là đối tượng bị tác động nhiều nhất, do cơ thể còn yếu, khả năng đề kháng chưa hoàn thiện và phát triển ổn định, vì thế dễ bị tác nhân lạ xâm nhập.
Tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin cần thiết, đúng thời điểm không chỉ giúp cơ thể tạo ra sức đề kháng ngăn ngừa bệnh lý nguy hiểm mà còn phòng tránh nguy cơ suy dinh dưỡng, tàn tật và tử vong. Vì thế, phòng ngừa – tiêm chủng là việc hết sức cần thiết, nhằm mục đích:
Trên thực tế, mọi người đều cần phải phòng ngừa và tiêm chủng, không phân biệt già trẻ, giới tính hay độ tuổi,… nhằm bảo vệ cơ thể tránh khỏi những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Đặc biệt, các đối tượng sau là trường hợp cần ưu tiên tiêm chủng. Đó là:
Tuy nhiên, việc phòng ngừa và tiêm chủng có thể tạm hoãn đối với những trường hợp nhiễm trùng cấp tính hoặc cơ thể dị ứng với các thành phần trong thuốc. Do đó, cần có thăm khám và chỉ định từ bác sĩ chuyên môn trước khi thực hiện dịch vụ.
Phụ nữ mang thai cần thực hiện tiêm chủng – phòng ngừa phù hợp
Tiêm chủng phòng ngừa có thể áp dụng trên nhiều bệnh lý khác nhau, chủ yếu là các bệnh truyền nhiễm, bệnh thường xuất hiện ở trẻ em như:
Phòng ngừa và tiêm chủng thường được thực hiện hiện theo các bước cơ bản như sau:
Trẻ em là đối tượng cần được tiêm phòng cao nhất, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bởi thời gian này cơ thể bé khá yếu, hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện nên cần có biện pháp ngăn ngừa các loại vi khuẩn, vi rút có hại xâm nhập vào cơ thể. Cụ thể, lịch tiêm chủng cho trẻ em thường bao gồm các giai đoạn như sau:
Trẻ sơ sinh: Trong vòng 24 tiếng vừa sinh ra sẽ được tiêm 2 mũi vắc xin là vắc xin BCG (ngừa lao phổi) và vắc xin viêm gan siêu vi B
Trẻ từ 2 – 6 tháng tuổi: Sẽ được tiêm 4 mũi vắc xin cần thiết như
Trẻ từ 6 – 11 tháng tuổi: Có thể cân nhắc và tiêm 3 loại vắc xin như vắc xin phòng bệnh sởi, cúm, viêm phổi – viêm màng não – viêm tai giữa.
Trẻ từ 12 – 15 tháng tuổi: Nên thực hiện tiêm 4 liều vắc xin quan trọng sau:
Trẻ từ 16 – 23 tháng tuổi: Nên tiêm một số loại vắc xin như viêm gan siêu vi A (mũi 2), bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt – Hib (mũi 4), viêm gan siêu vi B (mũi 4).
Trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên: Có thể tiêm một số loại vắc xin phòng bệnh như viêm màng não Nhật Bản (mũi 3), viêm màng não do não mô cầu, thương hàn,…
Trẻ từ 4 – 6 tuổi: Nên tiêm phòng vắc xin ngừa bệnh thủy đậu (mũi 2), sởi – quai bị – rubella (mũi 2), bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt – Hib (tiêm nhắc lại).
Giai đoạn từ 9 tuổi trở lên: Tiêm chủng phòng ngừa HPV (ngừa ung thư cổ tử cung và bệnh sùi mào gà sinh dục).
Tiêm chủng – Phòng ngừa là một trong những biện pháp phòng bệnh chủ động hiệu quả nhất hiện nay. Giúp đưa các kháng nguyên của vi rút hoặc vi khuẩn gây bệnh vào trong cơ thể con người, chủ yếu là cho người chưa từng bị nhiễm bệnh và hệ thống miễn dịch hoạt […]