Home/
Dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng bố mẹ cần biết
Rate this post
Dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng rất khó để nhận biết chính xác vì rất dễ nhầm lẫn trẻ bị thủy đậu. Vậy làm sao để nhận biết chính xác trẻ bị tay chân miệng? Hãy theo dõi nhưng chia sẻ sau của các bác sĩ chuyên khoa để có thêm kiến thức về bệnh nhé!
Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị tay chân miệng
Nổi ban trên da
Đây là dấu hiệu bé bị tay chân miệng dễ nhận thấy trong 1 – 2 ngày phát bệnh. Trẻ sẽ xuất hiện các nốt hồng ban có đường kính và mm nổi trê nề da bình thường và sau đó trở thành bọng nước.
Những nốt đỏ ban đỏ này sẽ xuất hiện nhiều ở ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông.
Những bọng nước có kích thước từ 2 – 4mm ở giữa có màu xám sẫm và hình bầu dục. Trẻ có thể không đau, không ngứa kéo dài đến 10 ngày.
Loét miệng
Các nốt ban xuất hiện khu vực miệng sẽ gây lở loét.
Đường kính các bọng nước từ 4 – 8mm và xuất hiện trong khoiang miệng, trên lưỡi và vòm miệng của trẻ. Điều này khiến cho trẻ khó khăn khi nuốt.
Còn những nốt ở chân tay miệng bố mẹ rất dễ lầm tưởng bé bị viêm loét thông thường.
Sốt
Trẻ có thể bị sốt nhẹ hoặc sốt cao. Nếu trẻ bị sốt cao không có dấu hiệu hạ thì tình trạng bệnh trẻ đang tiến triển nặng.
Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu của bệnh, bố mẹ nên đưa trẻ thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa uy tín, để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Dấu hiệu bé bị tay chân miệng nặng
Bệnh tay chân miệng ở trẻ hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì thế, người chăm sóc trẻ phải chăm sóc đúng cách và phát hiện những triệu chứng nặng của bệnh để đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời.
Các dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng nặng bao gồm:
Sốt cao liên tục không thể hạ được
Trẻ giật mình liên tục
Mệt mỏi không chơi, ngủ nhiêu, lơ mơ
Vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú ở tay, chân
Run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng
Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà
Để bảo vệ sức khỏe cho trẻ, bác sĩ chuyên khoa nhi khuyến khích phụ huynh thực hiện các điều sau:
Vệ sinh miệng
Khi trẻ bị tay chân miệng, có nốt bọng nước trong miệng là vấn đề đáng lo ngại nhất khiến trể đau đớn khô thể ăn hay uống được và không chịu cho bố mẹ vệ sinh dẫn đến nguy cơ bội nhiễm trong họng.
Có nhiều bố mẹ dùng khăm sữa, bông gạc thấm nước muối vệ sinh cho con, tăng nguy cơ vỡ các nốt phỏng và có thể làm viêm loét nặng thêm.
Vì thế, cách vệ sinh tốt cho con là dùng nước muối sinh lý cho con súc miệng sau mỗi lần ăn, trước khi đi ngủ, sau khi ngủ thức dậy.
Bố mẹ cần khuyến khích trẻ uống thật nhiều nước, súc nước mối sẽ làm sạch răng miệng mà không gây ảnh hưởng đến các nốt phỏng.
Chế độ dinh dưỡng
Dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng là chán ăn, thậm chí có thể là bỏ ăn khi xuất hiện các bọng nước, gây viêm loét niêm mạc nặng.
Cho nên, thức ăn cho trẻ cần được nấu mềm, mát lạnh nhằm tạo cảm giác dễ chịu cho trẻ. Mẹ có thể cho trẻ ăn những thức ăn như cháo loãng, sữa chua, sữa, phô mai.
Đối với trẻ đang bú mẹ, vẫn cho trẻ bú tiếp tục, bú nhiều hơn, lâu hơn.
Vệ sinh cá nhân
Vệ sinh da tránh bội nhiễm vi khuẩn: tắm cho trẻ bằng các loại nước có tính sát trùng nhẹ như nước lá chè, lá chân vịt…Dùng dung dịch Betadin bôi các tổn thương ngoài da sau khi tắm
Ngoài ra,trường hợp trẻ bị sốt bố mẹ có thể dùng hạ sốt cho trẻ theo chỉ dẫn của bác sĩ, kết hợp lau mát 2 bên hõm nách và bẹn.
*** Chú ý:
Khi phát hiện trẻ có biểu hiện tay chân miệng cần cho trẻ nghỉ học và đưa đến ngay cơ sở y tế gần nhất.
Hạn chế tiếp xúc (ôm, hôn trẻ) dùng chung các vật dụng đồ chơi.
Không làm vỡ các bọng nước tránh nhiễm trùng và lây lan bệnh.
Không đến nhà trẻ, trường học, nơi trẻ chơi tập trung 10-14 ngày đầu bệnh.
Cơ Sở 1: 81 Phan Đình Phùng, Phường 1 Thành Phố Đà Lạt, Lâm Đồng Cơ Sở 2: 272 Đ. Phan Trung, Tân Mai, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai Cơ sở 3: Số 85 Đường Hai Bà Trưng, Phường 6, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng