Home/
Triệu chứng tiêu chảy cấp ở trẻ bố mẹ cần biết
Rate this post
Tiêu chảy cấp là bệnh lý phổ biến ở trẻ nhỏ. Vậy làm sao để nhận biết được triệu chứng tiêu chảy cấp ở trẻ để có hướng chăm sóc và xử lý đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ thông tin cho bạn những điều cần biết!
Các triệu chứng tiêu chảy cấp ở trẻ
Dưới đây là các dấu hiệu tiêu chảy cấp ở trẻ thường gặp:
Tiêu chảy
Là triệu chứng hiển nhiên khi trẻ rơi vào tình trạng tiêu chảy với đạc điểm là đi phân lỏng, nhiều nước và đi nhiều lần trong ngày (từ 10 – 15 lần/ngày).
Phân trẻ có mùi chua, trong phân lẫn chất nhầy, có trường hợp lỵ máu lẫn nước trong phân.
Buồn nôn, nôn
Triệu chứng tiêu chảy cấp trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy do virus rota hoặc do tụ cầu là nôn ói liên tục hoặc vài lần trong ngày. Triệu chứng này rất dễ khiến cơ thể trẻ bị mất nước nặng.
Chán ăn, bỏ ăn
Tình trạng này có thể xuất hiện sớm hoặc sau vài ngày tiêu chảy. Trẻ có thể từ chối các thức ăn thông thường hàng ngày mà chỉ thích uống nước.
Mất nước
Là dấu hiệu tiêu chảy cấp ở trẻ dễ nhận diện khi trẻ nôn ói quá nhiều hoặc đi tiêu liên tục.
Bố mẹ cần phải phát hiện sớm các triệu chứng nôn, sốt, tiêu chảy trên 6 lần, phân lỏng toàn nước, ít bù hoặc khó bù nước làm tăng nguy cơ mất nước toàn thăn tăng cao.
Da đàn hồi kém
Khi trẻ không được bù nước kịp thời dễ dẫn đến đến hiện tượng da nhăn thành nếp ở bụng, đùi.
Ngoài ra, thóp ở nhưng trẻ sơ sinh thóp sẽ lõm hơn bình thường và càng lõm hơn khi mất nước nặng.
Các dấu hiệu khác
Chân tay trẻ khi bị tiêu chảy cấp nếu bị mất nước nặng sẽ lạnh, ẩm, móng tay có thể màu tím hoặc da có nổi vân tím khi trẻ bị sốc nặng.
Mất nước nặng sẽ khiến mạch quay rất nhanh và yếu.
Bên cạnh đó, trẻ thở nhanh do tăng chuyển hóa khi mất nước nặng.
Cách xử lý khi trẻ khi bị tiêu chảy cấp
Khi trẻ có triệu chứng của bệnh tiêu chảy ở dạng nhẹ, bố mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước hoặc bú tăng cường nhiều cữ để bù lại lượng nước đã mất sau mỗi lần đi tiêu.
Cho trẻ ăn nhiều hơn, thức ăn mềm loãng và chia ra thành nhiều bữa nhỏ để trẻ dễ tiêu. Nếu không bổ sung dinh dưỡng kịp thười cho con sẽ khiến trẻ dễ sụt cân kéo theo hệ miễm dịch kém và đường ruột chậm phục hồi.
Nếu thấy các triệu chứng tiêu chảy cấp ở trẻ nghiêm trọng hơn thì tốt nhất bố mẹ nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị khi trẻ:
Đau bụng quằn quại
Sốt cao
Đại tiện ra máu…
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ tiêu chảy cấp
Theo các bác sĩ nhi khoa chia sẻ, bên cạnh việc hỗ trợ điều trị cho con thì mẹ cũng cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để bổ sung để giúp trẻ nhanh chóng hồi phục:
Cho trẻ ăn những món ăn trẻ thích trừ những thức ăn nhanh, đồ chiên xào, hay cay nóng.
Vẫn tiếp tục cho trẻ uống sữa đúng cữ đúng liều lượng.
Tăng cường thêm các bữa ăn phụ để tránh tình trạng trẻ thiếu dinh dưỡng và sụt cân.
Vệ sinh cho trẻ sau khi đại tiện, bố mẹ chỉ cần dội nước nhẹ nhàng và thấm khô hậu môn cho trẻ.
Mặc khác, tiêu chảy cấp là bệnh lý dễ mắc ở trẻ nhỏ, vì thế trong sinh hoạt hàng ngày bố mẹ cũng cần có biện pháp phòng ngừa:
Thực hiện chế độ ăn uống đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi,
Sử dụng nguồn nước sạch để sinh hoạt, ăn uống.
Tiêm phòng định kỳ đúng liều cho trẻ, uống vaccin Rota ngừa tiêu chảy cho trẻ.
Tập thói quen rửa tay cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi tiểu, đại tiện.
Không cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh.
Hy vọng chia sẻ trên của các bác sĩ chuyên khoa Đa khoa Phương Nam đã giúp bố mẹ có được thông tin hữu ích trong việc nhận biết và chăm sóc trẻ. Hãy gọi đến hotline 1900 633698 để được tư vấn và hỗ trợ.
Cơ Sở 1: 81 Phan Đình Phùng, Phường 1 Thành Phố Đà Lạt, Lâm Đồng Cơ Sở 2: 272 Đ. Phan Trung, Tân Mai, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai Cơ sở 3: Số 85 Đường Hai Bà Trưng, Phường 6, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng