Trẻ đi ngoài ra giun không phải là tình trạng hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Tuy đây là căn bệnh đơn giản nhưng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho bé. Bố mẹ cần biết được nguyên nhân gây bệnh để có cách đề phòng và điều trị hiệu quả.
Nguyên nhân trẻ đi ngoài ra giun
Hiện nay, tỷ lệ trẻ nhiễm giun ở nước ta rất cao 70 – 80%. Nguyên nhân gây ra nhiễm giun rất đa dạng. Trẻ đi ngoài ra giun có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:
Ăn thực phẩm không đảm bảo, chưa nấu chín
Các loại thực phẩm như rau sống, gỏi cá, bò tái, hải sản tươi sống… có nguy cơ tiềm ẩn các loại ấu trùng giun sán (sán lợn, sán dây bò, sán lá…).
Thực phẩm nếu không được rửa sạch và chế biến chín trước khi cho trẻ dùng sẽ dễ dẫn đến tình trạng nhiễm giun. Và các ký sinh trùng trên đều nguy hiểm có thể gây tử vong cao.
Không tẩy giun định kỳ
Tẩy giun định kỳ là một trong những việc mẹ nên làm cho trẻ. Vì trong giai đoạn phát triển trẻ rất năng động, thích chơi đùa sức đề kháng lại kém hơn người lớn đều đó khiến trẻ rất dễ nhạy cảm với mầm bệnh.
Bố mẹ nên tẩy giun định kỳ cho con và cho các thành viên trong gia đình 2 lần/năm để tránh lây lan bệnh.
Vệ sinh cá nhân không sạch sẽ
Đây được xem là một trong những nguyên nhân trẻ đi ngoài ra giun, vì những ấu trùng giun sán không chỉ xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa mà còn khả năng xâm nhập thông qua các vết thương hở như trầy xước, da hở…khi trẻ không được vệ sinh sạch sẽ.
Để phòng tránh bệnh việc đầu tiên mẹ cần giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ, tập thói quaen cho con rửa tay trước khi ăn và sau khi tiểu, đại tiện.
Đối với trẻ nhỏ hơn, mẹ cần chú ý vệ sinh tay chân thật kỹ cho con vì con bò dưới đất và cầm bỏ vật gì vào miệng.
Chơi chung với thú cưng
Động vật là nơi ẩn náo của nhiều loại giun sán nguy hiểm nhất, trẻ ôm thú cưng chơi đùa cùng chúng có nguy cơ lây nhiễm rất cao.
Bên cạnh đó, trong phân của vật nuôi có chứa trứng của các loài giun và chúng tồn tại rất lâu trong môi trường bên ngoài cũng là nguồn lây nhiễm giun cho trẻ.
Triệu chứng trẻ bị nhiễm giun
Khi trẻ nhiễm giun thông thường sẽ có các triệu chứng khác nhau do từng loại giun trẻ nhiễm. Dưới đây là dấu hiệu khi trẻ đi ngoài ra giun:
Giun kim
Biểu hiện dễ nhận thấy khi trẻ nhiễm giun kim là ngứa vùng hậu môn vào ban đêm. Vì đây là thời gian giun chui ra ngoài rìa hậu môn để đẻ trứng.
Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể quan sát thấy dấu cắn của giun là các nốt nhỏ li ti quanh hậu môn của con.
Giun móc
Thời gian phát triển của giun móc trong cơ thể chia ra làm 3 thời kỳ:
Thời kỳ xâm nhập: Ấu trùng sẽ đi ngang qua da, trẻ sẽ có nốt sần đỏ ở da và to bằng đầu kim. Sẽ gây ngứa ngáy khó chịu cho bé và cũng tự biến mất sau 3 – 4 ngày.
Thời kỳ chu du ấu trùng đi đến phổi: Triệu chứng giai đoạn này hay kín đáo, không rõ rệt, trẻ có thể ho khan, không đờm, khó phát âm.
Thời kỳ toàn phát: Trẻ có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, viêm tá tràng, đau bụng…), thiếu máu không rõ nguyên nhân.
Giun đũa
Triệu chứng đạc trưng của nhiễm giun đũa là hội chứng Loeffler (các bệnh do ký sinh trùng ở người) kèm theo khó thở, ho khan. Khi được chụp X quang hình ảnh thể hiển rất rõ tình trạng thâm nhiễm phổi.
Khi trẻ nhiễm giun đũa sẽ hay đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy, ăn uống khó tiêu, đau đầu, buồn nôn có thể kèm theo phù nề và nổi mẩn đỏ.
Giun tóc
Đối với trẻ bị nhiễm nhẹ thường không có triệu chứng. Tuy nhiên, trẻ bị nặng có những biểu hiện lâm sàng như đau bụng kèm theo tiêu chảy, sa trực tràng, thiếu máu.
Làm gì khi trẻ bị nhiễm giun
Hiện nay, tình trạng nhiễm giun sán ở trẻ tại nước ta đang rất báo động. Theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên nhi khoa bố mẹ cần có các biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả.
Đầu tiên, loại bỏ trẻ các thói quen dễ khiến trẻ nhiễm bệnh như ngậm đồ vật dơ, đi chân đất, không vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi dại tiện.
Xây dựng chế độ ăn uống hợp vệ sinh, an toàn thực phẩm và khỏe mạnh.
Bố mẹ cần quan sát những biểu hiện bất thường ở trẻ và không quên tẩy giun cho con 6 tháng/lần.
Để bảo vệ sức khỏe của con đi ngoài ra giun (nhiễm giun) không bị ảnh hưởng, bố mẹ cần theo dõi và đưa trẻ đi thăm khám khi có các triệu chứng bất thường. Liên hệ Phòng Khám Đa khoa Phương Nam qua hotline 1900 633698 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám.
Cơ Sở 1: 81 Phan Đình Phùng, Phường 1 Thành Phố Đà Lạt, Lâm Đồng Cơ Sở 2: 272 Đ. Phan Trung, Tân Mai, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai Cơ sở 3: Số 85 Đường Hai Bà Trưng, Phường 6, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng