Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì – Chia sẻ từ các chuyên gia

Home / Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì – Chia sẻ từ các chuyên gia
Rate this post

Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì? là thắc mắc của nhiều bố mẹ khi trẻ không may mắc bệnh. Để biết thực phẩm nào cho trẻ ăn để mau bình phục và thực phẩm nào cần kiêng sẽ giúp cho bố mẹ dễ dàng lựa chọn cho con. Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ sau từ các bác sĩ khoa nhi Bệnh viện Đa khoa Phương Nam nhé!

Những điều cần biết về tiêu chảy ở trẻ

Để nắm được chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì, phụ huynh cần nắm được thông tin cơ bản để có được giải pháp dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.

Thông thường khi bị tiêu chảy trẻ sẽ đi ngoài trên 3 lần/ngày, bệnh diễn ra vài ngày thậm chí kéo dài cả tuần hoặc vài tuần. Nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy cho trẻ thường là do trẻ ăn phải thức ăn đã bị nhiễm khuẩn, chăm sóc vệ sinh cho trẻ kém.

Tiêu chảy khiến cho trẻ biếng ăn, quấy khóc và suy dinh dưỡng

Trẻ khi bị tiêu chảy nếu không được bổ sung nước và bù điện giải kịp thời có nguy cơ tử vong rất cao. Theo thống kê có khoảng 70% trẻ tử vong do không bù nước kịp thời do tiêu chảy.

Nếu trẻ bị tiêu chảy nhẹ sẽ dễ mắc phải chứng suy dinh dưỡng do chán ăn trong lúc bệnh. Với nguyên nhân này là do mẹ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết để bổ sung cho con trong thời gian bệnh và tâm lý sợ cho con ăn nhiều sẽ bệnh nặng hơn.

Vì thế để hạn chế rủi ro xảy ra nghiêm trọng, bố mẹ nên tham khảo thêm thông tin cho trẻ ăn gì khi tiêu chảy để có thể yên tâm hơn trong việc chăm sóc con.

Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì phù hợp

Trẻ bị tiêu chảy, bố mẹ không nên quá lo lắng về vấn đề trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì trong quá trình bệnh. Mẹ hãy chia nhỏ bữa ăn cho con để giúp cho hệ tiêu hóa bé có thể làm việc từ từ và không làm việc quá sức.

Mẹ có thể tham khảo những thực phẩm sau cho trẻ ăn để phòng trẻ bị sút cân và suy dinh dưỡng:

Các thực phẩm dễ tiêu hóa

  • Đối với các bé đang bú sữa mẹ, bên cạnh sữa mẹ mẹ nên cho trẻ ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa như: bột gạo, khoai tây, thịt nạt lợn, cà rốt, hồng xiêm, chuối…
  • Trong quá trình trẻ đi ngoài mẹ nên cho trẻ ăn các món được chế biến dưới dạng mềm, hầm nhừ dễ tiêu hóa như: Cháo, súp, cơm nát.. Và thức ăn cho trẻ bị bệnh cần phải được chế biến nấu thật kỹ.
  • Trẻ nên được ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo được vệ sinh và nguy cơ bội nhiễm. Tất cả các dụng cụ khi ăn đều phải được vệ sinh sạch sẽ và trụng nước sôi trước khi cho trẻ ăn.
Cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ tiêu chảy bằng những thực phẩm mềm dễ tiêu hóa

Không bỏ qua chất béo

  • Mặc dù trẻ bị tiêu chảy nhưng bố mẹ cũng không nên bỏ qua việc cung cấp chất béo cho con. Bữa ăn cả trẻ vẫn cần chất béo để tăng thêm năng lượng. Mẹ có thể thay thế chất béo động vật bằn các loại chất béo thực vật như dầu lạc, dầu vừng, dầu hướng dương…

Cung cấp các loại quả

  • Bé bị đi ngoài nên ăn gì? Mẹ nên cho trẻ ăn thêm các loại quả chín hoặc uống các loại nước ép từ quả chín như: Chuối, xoài, cam, hồng xiêm để tăng thêm Kali trong cơ thể trẻ.
  • Ngoài ra, mẹ có thể ninh nhừ quả táo hay nướng táo cho trẻ ăn để giúp trẻ dễ dàng tiêu hóa.

Cung cấp đầy đủ nước

  • Bố mẹ nên ghi nhớ rằng: Việc bù nước là việc cực kỳ quan trọng cho trẻ khi bị tiêu chảy. Vì cứ sau mỗi lần trẻ đi tiêu là trẻ đã mất đi một lượng nước trong cơ thể, mẹ phải bù nước cho trẻ ngay sau đó.
  • Nước uống phù hợp cho trẻ tiêu chảy trong giai đoạn này là nước dừa hoặc nước cháo loãng. Bên cạnh đó, ngoài nước mẹ có thể bổ sung Oresol cho con theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Thực phẩm nên tránh khi trẻ bị tiêu chảy

Ngoài chế độ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé bị tiêu chảy ăn gì trẻ thì bố mẹ nên tránh những thực phẩm sau khi trẻ bị tiêu chảy:

Sữa và các chế phẩm từ sữa

  • Sữa công thức hay sữa bò đều có thể gây tiêu chảy cho trẻ. Vì các loại đường trng công thức có thể khiến trẻ bị tiêu chảy nặng hơn và các protein trong sữa có thể làm trẻ khó tiêu hóa.
  • Các mẹ nên tránh hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dưới 1 tuổi sử dụng sữa công thức hoặc sữa bò.
Tránh cho trẻ sử dụng các loại sữa và các chế phẩm từ sữa

Các loại thủy sản

  • Hải sản là nhóm thực phẩm có chứa các protein kích ứng, có thể gây dị ứng, đau bụng và nôn trớ ở trẻ.
  • Bên đó, các loại hải sản này có lớp chất nhầy ở bề mặt, mùi tanh dễ dành hấp dẫn các loại vi khuẩn có hại cho đường ruột xâm nhập như Salmonella, shigella.
  • Những vi khuẩn có trong hải sản  là những mầm bệnh hàng đầu gây ra bệnh tiêu chảy ở trẻ vì vậy bố mẹ nên tránh cho trẻ ăn hải sản trong lúc trẻ bệnh.

Nước ép trái cây

  • Theo chia sẻ của các bác sĩ khoa nhi, hệ tiêu hóa trẻ trong giai đoạn dưới 5 tuổi còn khá non nớt và chưa có khả năng tiêu hóa các loại đường trong trái cây và những loại đường này có thể gây khó chịu cho trẻ.
  • Đặc biệt, trẻ dưới 4 tháng tuổi có thể bị tiêu chảy khi sử dụng bất kỳ loại nước trái cây nào. Các loại nước ép trái cây mẹ nên tránh cho bé uống khi bị tiêu chảy là nước ép táo, đào, lê.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy

Để tránh tình trạng trẻ bị mất nước khi bị tiêu chảy, bố mẹ nên cho bé bổ sung đủ lượng nước theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, mẹ có thể cho trẻ bổ sung các loại nước uống sau: Nước đun sôi để nguội, nước canh, nước điện giải.

Đối với bé sơ sinh trong giai đoạn bú mẹ, mẹ nên cho bé bú nhiều cữ hơn, vì lúc này sữa mẹ sẽ cung cấp lượng nước và có chứa đủ chất dinh dưỡng, có bifidus – chất cần thiết để cân bằng đường ruột cho trẻ.

Cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho trẻ

Tiêu chảy sẽ khiến trẻ nôn trớ, mẹ nên cho bé uống một vài muỗng chất lỏng sau khi trớ. Nên cho trẻ dùng dung dịch Oresol đúng cách và đúng theo chỉ định của bác sĩ.

Trong thời gian bé bị tiêu chảy, nên cho bé ăn thức ăn nhẹ, mềm để bé dễ dàng tiêu hóa như cháo thịt nạt, cháo thịt cà rốt, súp…

Mẹ nên cho trẻ ăn một lượng thức ăn ít hơn hàng ngày nhưng chia ra làm nhiều bữa nhỏ. Bố trí giờ ăn hợp lý cho trẻ, bổ sung đủ chất và hạn chế việc trẻ bỏ bữa vì điều này sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

Với những chia sẻ trên của các bác sĩ Đa khoa Phương Nam thì câu hỏi trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì thì không quá khó để trả lời. Tuy nhiên, bố mẹ nên lưu ý những thực phẩm cho trẻ dùng cho trẻ phải đảm bảo vệ sinh và an toàn khi sử dụng.

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về vấn đề bé bị đi ngoài nên ăn gì, quý khách có thể đến trực tiếp Phòng khám hoặc liên hệ đến hotline 1900 633698 để được hỗ trợ tốt nhất nhé!

Rate this post
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ hai - Thứ sáu 07h30 - 20h00

Thứ 7 07h30 - 20h00

Chủ nhật 07h30 - 20h00

Liên Hệ

  • Cơ Sở 1: 81 Phan Đình Phùng, Phường 1 Thành Phố Đà Lạt, Lâm Đồng
    Cơ Sở 2: 272 Đ. Phan Trung, Tân Mai, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
    Cơ sở 3: Số 85 Đường Hai Bà Trưng, Phường 6, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng
×

Đặt Lịch Khám

Bạn chưa điền họ và tên !


Bạn chưa điền số điện thoại !

Bạn chưa điền biểu hiện !


Bạn chưa chọn ngày !