Rate this post
Hotline:
1900 633698Bài viết sau đây bác sĩ chuyên khoa nhi sẽ cung cấp cho các phụ huynh những chi tiết cụ thể về bệnh lý và từ đó có hướng phòng ngừa chăm sóc sức khỏe trẻ tốt hơn.
Tiêu chảy cấp là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính rất nguy hiểm với các triệu chứng như nôn ói, mất nước, rối loạn chất điện giải nếu không được can thiệp kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Trẻ bị tiêu chảy cấp sẽ đi tiêu nhiều lần hơn bình thường và tính chất, màu sắc phân của trẻ cũng thay đổi như: phân lỏng như nước kèm theo đờm nhớt, đi ngoài kéo dài 14 ngày.
Khi trẻ bị tiêu chảy cấp sẽ kèm theo các dấu hiệu nôn ói, đau bụng, biếng ăn và biểu hiện mất nước rõ rệt. Tình trạng mất nước nặng trẻ dễ rơi vào hôn mê và tử vong.
– Trẻ dưới 12 tháng tuổi, đặc biệt là dưới 6 tháng, tần suất đi ngoài nhiều lần của trẻ nhiều hơn (3 – 10 lần/ngày hoặc hơn). Phân của trẻ có thể sền sệt, lỏng nước, nhiều màu vàng, xanh hoặc nâu.
– Đối với trẻ bú mẹ có thể đi ngoài nhiều phân hơn và phân có nước nhiều hơn so với trẻ uống sữa công thức. Trẻ 1 tuổi trở lên thông thường sẽ đi 1 – 2 lần/ngày.
– Phân tiêu chảy cấp ở trẻ em thường lỏng nhiều, co nhiều nước, mùi hôi tanh và có lượng poo poo nhiều hơn hẳn so với bình thường. Bên cạnh đó là những triệu chứng khác, như mệt, quấy khóc nhiều, sốt, nô ói, đau bụng…
– Trẻ dưới 1 tuổi đi ngoài nhiều lần gấp đôi số lần bình thường được xem là tiêu chảy cấp. Còn trẻ trên 1 tuổi được xem là tiêu chảy cấp khi đi ngoài phân lỏng nước 3 lần/ngày trở lên.
Trẻ bị tiêu chảy cấp nguyên nhân có thể do virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng tấn công. Trong đó Rotavirus là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy nặng cho trẻ, thậm chí là đe dọa tính mạng. Bên cạnh đó, do sử dụng kháng sinh bừa bãi, tình trạng rổi loạn tiêu hóa kéo dài hoặc do các bệnh lý ngoại khoa (thiếu vitamin, viêm ruột thừa cấp…).
Ngoài ra, còn có các yếu tố khác làm tăng tăng nguy cơ tiêu chảy cấp ở trẻ:
Cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho trẻ là việc đầu tiên nên làm ngay lúc này. Đối với trẻ bú mẹ thì tăng cường cho trẻ bú nhiều cữ, lâu hơn bình thường, đảm bảo rằng con đã đủ lượng nước cho cơ thể.
Bổ sung dung dịch điện giải Oresol theo hướng dẫn trên gói hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, mẹ có thể cho con uống nước cháo loãng, nước đun sôi để nguội.
Cung cấp bữa ăn đầy chất dinh dưỡng tránh để trẻ bị suy dinh dưỡng sau bệnh. Chia các bữa ăn ra nhiều cữ nhỏ để trẻ dễ tiêu hóa, không để trẻ bỏ cữ.
Cho trẻ sử dụng đúng liều lượng thuốc uống (nếu có) theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.