Rate this post
Hotline:
1900 633698Theo thống kê của Bộ y tế, trẻ được tiêm ngừa đúng lịch trình và đầy đủ sẽ đạt 90% hiệu quả ngăn ngừa bệnh, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh thì khả năng phòng bệnh cao hơn rất nhiều.
Để con có được sức khỏe tốt thì việc tiêm phòng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ, cho nên việc tiêm phòng cho con là điều nên làm của bố mẹ nên làm cho con. Tuy nhiên, trẻ bị tiêu chảy có tiêm phòng được không?
Để trả lời câu hỏi trên mẹ cần nên biết thông tin cụ thể về Vaccin, cụ thể:
– Vaccin thực chất là chế phẩm có nguồn gốc từ chính các vi sinh vật gây bệnh, sau đó được đưa vào có thể người để tự tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động và tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh.
– Vaccin cơ bản là mầm bệnh. Khi được đưa vào cơ thể, nếu người bệnh không thể tự sinh ra kháng thể thì nguy cơ mắc bệnh rất cao. Vì thế, bác sĩ khuyến cáo chỉ nên tiêm phòng khi cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh.
– Điều này có nghĩa là trẻ đi ngoài có được tiêm phòng không thì cần phải được kiểm tra sức khỏe kỹ lưỡng và tùy vào chỉ định của bác sĩ khi thăm khám.
Bác sĩ nhi khoa khuyến cáo những trường hợp trẻ không nên tiêm vaccin:
Bên cạnh việc quan tâm trẻ bị đi ngoài có tiêm phòng được không, thì bố mẹ cần nên lưu ý một số điều sau:
– Khi trẻ đi tiêm phòng phải được tiêm đúng lịch, đúng liều, đúng vị trí tiêm. Nếu vì lý do nào đó trẻ không tiêm được thì có thể dời lại thời gian tiêm.
– Không tiêm phòng bại liệt cho trẻ khi bị tiêu chảy, sốt, nôn ói và mắc các bệnh ác tính hoặc trẻ bị nhiễm HIV.
– Trường hợp trẻ sinh non, nhẹ cân, trẻ mắc các bệnh ngoài da hoặc cấp tính thì không được tiêm phòng lao cho trẻ.
– Không được tiêm phòng bạch hầu, uốn ván, ho gà khi trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn.
– Trẻ đang bị tiểu đường, bệnh thận thì không nên tiêm phòng thương hàn cho trẻ.
– Trước khi tiêm phòng cho trẻ thì cần nên thăm khám sức khỏe trẻ có gặp vấn đề gì không.
– Không để trẻ bú quá no hoặc để trẻ quá đói trước khi tiêm phòng.
– Sau khi tiêm phòng trẻ có thể bị sốt và đây là vấn đề thường gặp ở hầu hết các trẻ. Đối với trẻ sau khi uống vaccin ngừa tiêu chảy có thể xảy ra hiện tượng tiêu chảy một vài ngày và sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bất thường sau khi tiêm mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ.