Rate this post
Hotline:
1900 633698Hệ tiêu hóa trẻ nhỏ vốn dĩ rất còn non nớt vì thế có rất nhiều tác nhân, nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể những nguyên nhân tiêu chảy cấp ở trẻ bao gồm:
– Điều trị tiêu chảy cấp cho trẻ ở bất kỳ độ tuổi nào, thì bố mẹ cũng cần thực hiện việc tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa nhi để có hướng điều trị đúng đắn. Tuy nhiên, khi trẻ có biểu hiện của bệnh, bố mẹ có thể áp dụng một số cách hỗ trợ điều trị tiêu chảy cấp ở nhà cho trẻ như sau:
– Bổ sung nước ngay cho trẻ, cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường hoặc cho trẻ bú mẹ càng nhiều và lâu hơn để bù lại lượng nước đã mất đi sau mỗi lần đi tiêu.
– Bổ sung rau xanh, thực phẩm nhiều chất xơ giúp tạo cho phân cứng và mềm lại, ngăn chặn tiêu chảy.
– Nếu tình trạng trẻ mất nước nặng cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy cấp. Tại đây trẻ có thể được truyền dịch, bổ sung chất điện giải và dùng các loại thuốc theo phác đồ điều trị.
Bù nước cho trẻ: Khi trẻ bị tiêu chảy điều đầu tiên bố mẹ nên làm là bù nước, cho trẻ uống Oresol để bù lại lượng nước và chất điện giải mất qua phân. Mẹ có thể cho trẻ uống thêm các loại nước như nước đun sôi để nguội, nước canh, nước cháo muối, nước dừa tươi…
Chế độ dinh dưỡng: Nếu trẻ còn bú mẹ, mẹ cần cho con bú nhiều hơn và lâu hơn. Bên cạnh đó, cần tăng thêm ít nhất 2 bữa ăn so với ngày bình thường bằng các thực phẩm ninh nhừ, dễ tiêu hóa, Tuyệt đối không để trẻ bỏ cữ vì điều này sẽ khiến trẻ suy dinh dưỡng sau bệnh.
Thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ: Bố mẹ cần theo dõi, quan sát các biểu hiện của trẻ, số lần đi ngoài, màu sắc, tính chất phân và khả năng bù nước, việc ăn uống của trẻ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc cầm tiêu, chống nôn cho trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Bố mẹ cần đưa trẻ đi viện khi trẻ có các dấu hiệu như tình trạng đi tiêu nặng hơn, sốt cao liên tục, trẻ co giật, mất nước nặng, chướng bụng, phân có máu. Hoặc mọi nghi ngờ về sức khỏe của trẻ bố mẹ nên đưa con đi gặp bác sĩ để có được những chẩn đoán và cách xử lý kịp thời.