Nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em là do đâu? Bài viết dưới đây các bác sĩ chuyên khoa nhi Phòng khám Đa khoa Phương Nam sẽ cung cấp cho quý phụ huynh được biết để có cách phòng tránh và điều trị đúng tránh dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Những nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em
Trẻ bị tiêu chảy có rất nhiều nguyên nhân gây ra, gồm các nguyên nhân cơ bản sau:
Tiêu chảy do nhiễm virus Rota
Rotavirus là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy cho trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh ở độ tuổi 0 – 6 tháng.
Khi mắc bệnh trẻ thường có triệu chứng nôn ói, sốt, đi ngoài phân lỏng có nhiều nước trong ngày, màu sắc phân thay đổi.
Lây nhiễm vi khuẩn
Nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em là trẻ bị lây nhiễm khuẩn do vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bệnh thường là do các vi khuẩn E.coli, shigella, salmanella, campybacter… gây ra.
Do thuốc kháng sinh
Khi trẻ mắc bệnh như cảm cúm, viêm họng… thường hay sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị.
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc kháng sinh thì hông chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn làm chết đi các lợi khuẩn trong đường tiêu hóa, gây nên tình trạng rối loạn khuẩn ruột và dẫn đến tình trạng tiêu chảy.
Trẻ không dung nạp đường Lactose
Trẻ thiếu hụt men Lactase để tiêu hóa đường Lactose trong sữa, các sản phẩm từ sữa sẽ không có khả năng hấp thu và tiêu hóa loạinđường này.
Khi đường Lactase ứ đọng trong ruột sẽ chuyển thành acid lactic và khiến trẻ bị tiêu chảy.
Dị ứng, ngộ độc thức ăn
Là nguyên nhân bé bị tiêu chảy do thành phần protein trong thực phẩm hàng ngày có thể khiến trẻ bị dị ứng thức ăn.
Dị ứng thức ăn ở trẻ có thể xảy ra vài phút hoặc vài giờ sau ăn, với các triệu chứng đau bụng đi ngoài, buồn nôn, tiêu chảy…
Nhiễm ký sinh trùng
Ký sinh trùng Giardia lamblia lây thông qua đường nước hay thực phẩm bé ăn hàng ngày.
Khi nhiễm phải ký sinh bé sẽ có triệu chứng đi ngoài ra nước, phân không có máu hoặc chất nhầy.
Triệu chứng tiêu chảy ở trẻ
Theo các bác sĩ nhi khoa cho biết, tùy vào nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em sẽ có dấu hiệu bệnh khác nhau:
Trẻ bị tiêu chảy nhẹ
Đau bụng
Đầy hơi
Buồn nôn
Sốt nhẹ hoặc sốt cao
Đi cầu nhiều lần
Phân lỏng
Mất nước nhẹ
Dấu hiệu trẻ tiêu chảy nặng
Trẻ bị đau bụng thường xuyên và nhiều hơn
Khi đi ngoài trong phân có lẫn máu
Nôn ói nhiều hơn
Bỏ ăn, mất ngủ, li bì
Miệng khô, khát nước, tiểu vàng
Sụt cân nhanh
Đi ngoài nhiều lần, phân lỏng nhiều nước
Trẻ khóc nhưng ít nước mắt hoặc không có
Da đàn hồi kém
Mắt trũng và bệnh không khỏi sau 7 ngày
Cách chăm sóc trẻ khi trẻ bị tiêu chảy
Bù nước cho trẻ: Dù trẻ tiêu chảy ở mức độ nào, mẹ cũng phải luôn bổ sung nước đầy đủ cho con để tránh tình trạng mất nước xảy ra.
Bổ sung chất điện giải: Khi tiêu chảy nhiều cơ thể trẻ sẽ mất chất diện giải, vì thế mẹ có thể pha Oresol cho trẻ uống theo chỉ định hướng dẫn của bác sĩ.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ: Cho trẻ bú nhiều hơn, tăng thêm các bữa phụ cho trẻ bằng các thực phẩm dễ tiêu hóa. Đảm bảo lượng thức ăn đầy đủ mỗi ngày cho trẻ.
Không dùng sữa và các chế phẩm từ sữa: Trong sữa có chứa nhiều vi chất nhưng sẽ khiến trẻ gặp tình trạng tiêu chảy. Ngoài ra, các bác sĩ nhi khoa cũng khuyên mẹ không bổ sung chất xơ cho trẻ.
Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho trẻ điều ba mẹ nên làm là đưa trẻ đi gặp bác sĩ để thăm khám và tìm ra nguyên nhân bé bị tiêu chảy để điều trị kịp thời.
Mọi thắc mắc phụ huynh có thể liên hệ đến hotline 1900 633698 để được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Phương Nam tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé!
Cơ Sở 1: 81 Phan Đình Phùng, Phường 1 Thành Phố Đà Lạt, Lâm Đồng Cơ Sở 2: 272 Đ. Phan Trung, Tân Mai, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai Cơ sở 3: Số 85 Đường Hai Bà Trưng, Phường 6, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng