Home/
Điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em như thế nào?
Rate this post
Điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ là vấn đề không được phép chủ quan, lơ là. Vì đây là căn bệnh tiêu chảy cấp tưởng chừng không nguy hiểm nhưng lại là nguyên nhân phổ biến gây tử vong cho trẻ. Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho phụ huynh về vấn đề điều trị tiêu chảy cho trẻ từ các bác sĩ chuyên khoa Đa khoa Phương Nam.
Tiêu chảy cấp ảnh hưởng như thế nào đối với trẻ
Tiêu chảy cấp ở trẻ nếu không được xử lý đúng cách sẽ gây nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ.
Hai mức độ nguy hiểm nhất có thể gặp khi trẻ bị tiêu chảy cấp, gồm:
Mất nước, mất điện giải
Đây là hậu quả nghiêm trọng nhất thường gặp ở trẻ bị tiêu chảy cấp và cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở các trường hợp trẻ bị tiêu chảy.
Để hạn chế những hậu quả nghiêm trọng xảy ra với trẻ, bố mẹ nên lưu ý quan sát tình trạng mất nước ở trẻ dựa vào các dấu hiệu mất nước sau:
Mất nước mức độ vừa
Trẻ kích thích vật vã
Mắt trũng
Háo nước, khát nước
Nếp véo dưới da đàn hồi chậm
Mất nước nặng
Trẻ lì bì khó đánh thức
Mắt trũng sâu
Không uống được nước hoặc uống kém
Nếp véo dưới da đàn hồi rất kém
Suy dinh dưỡng
Tình trạng điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ không tiến triển, kéo dài sẽ làm tổn thương đến niêm mạc ruột, gây rối loạn tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng kém gây thiếu chất trầm trong dẫn đến hệ quả suy dinh dưỡng sau bệnh.
Ngoài tình trạng mất nước, mất chất điện giải do tiêu chảy cũng sẽ làm cho trẻ mệt mỏi, suy kiệt cơ thể dẫn đến chán ăn và làm trầm trọng thêm tình trạng suy dưỡng ở trẻ.
Điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ như thế nào hiệu quả?
Trẻ bị tiêu chảy cấp cần được điều trị sớm tại nhà. Vậy làm gì khi trẻ bị tiêu chảy cấp? Theo các bác sĩ nhi khoa, điều quan trọng nhất là bù đủ lượng nước, chất điện giải và đảm bảo duy trì chế độ ăn cho trẻ.
Bù nước và chất điện giải
Mất nước mức độ nhẹ
Hỗ trợ điều trị tại nhà bằng cách cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường.
Bổ sung chất điện giải bằng Oresol (ORS) dựa theo cân nặng hay độ tuổi, nước đun sôi để nguội hoặc các dung dịch được chế biến bằng thực phẩm như nước cháo muối, nước gạo rang, cà rốt + muối…
Mất nước mức độ vừa
Lúc này chữa tiêu chảy cấp ở trẻ em cần được thực hiện ở cơ sở y tế và cách hỗ trợ điều trị vẫn cho dùng ORS. Số lượng dịch cần cho mối lần uống là:
Trẻ dưới 2 tuổi: 50 – 100ml
Trẻ 2 – 10 tuổi: 100 – 200ml
Trẻ 10 tuổi trở lên uống theo nhu cầu: Số lượng dịch cần cho trẻ uống trong 4 giờ đầu có thể tính như sau: Số lượng dịch (ml) = Cân nặng (kg) x 75.
Cách cho trẻ uống
Bố mẹ nên cho trẻ uống theo từng ngụm nhỏ bằng cốc.
Trường hợp trẻ bị nôn ra ngoài, mẹ nên cố gắng canh 10 phút cho trẻ uống lại một lần, uống chậm hơn và từng thìa cách nhau 2 – 3 phút.
Sau khoảng 2 tiếng bố mẹ nên đánh giá lại tình trạng mất nước ở trẻ. Nếu trẻ rơi vào trường hợp mất nước nặng thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến viện để bác sĩ xử lý kịp thời.
Các dung dịch dùng để hỗ trợ điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ
Để hỗ trợ chữa tiêu chảy cấp ở trẻ hiệu quả bố mẹ cần nên có kiến thức về loại dung dịch nào có thể chữa tốt cho con mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Cụ thể:
Dung dịch Oresol hoặc Hydrit.
Nước cháo muối: Mẹ nấu 1 nhúm gạo nhỏ với nhiều nước, đun nhừ, lọc rây lấy nước cho con uống.
Nước gạo rang muối: Gạo rang vàng (50g) cho 1 thìa cà phê muối và 1,5 lít nước nấu nhừ, lọc sạch bã và đem cho trẻ uống dần.
Mẹ cũng có thể cho trẻ dùng 5 quả chuối hoặc trái hồng xiêm đem xay nhuyễn hòa với 1 lít nước sôi để nguội cùng với thì cà phê muối cho trẻ dùng dần.
Trường hợp trẻ mất nước nặng, trẻ vật vã kích thích hoặc li bì, uống nước bị nôn, đi tiểu ít, khóc không ra nước mắt, da nhăn nheo, mắt trũng, môi khô phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để các bác sĩ truyền dịch bù nước, chất điện giải lịp thời.
Ngoài việc bù nước và điện giải bằng đường uống, bố mẹ có thể cho trẻ sử dụng các chế phẩm chứa kẽm.
Tuyệt đối không cho trẻ dùng các thuốc cầm tiêu, chống nôn gây chướng bụng và kháng sinh, chỉ dùng khi có chỉ dẫn của thầy thuốc trong trường hợp phân có máu.
*** LƯU Ý: Tất cả những gì dùng cho trẻ mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ sử dụng
Các cách chăm sóc trẻ khi đang tiêu chảy cấp
Ngoài việc làm sao hỗ trợ chữa tiêu chảy cấp ở trẻ hiệu quả thì việc chăm sóc trẻ trong quá trình bệnh và sau bệnh cũng cần được quan tâm đúng cách. Mẹ có thể tham khảo các ý sau:
Cho trẻ ăn sớm khẩu phần ăn hàng ngày 4 – 6 giờ sau bù nước và điện giải với lượng tăng dần.
Nếu trẻ bú mẹ: Tiếp tục cho bú và tăng cường cho trẻ bú nhiều lần hơn và lâu hơn.
Nếu trẻ không bú sữa mẹ: Cho trẻ loại sữa mà trẻ ăn trước đó, không pha loãng sữa mà vẫn giữ đúng liều lượng được hướng dẫn.
Không sử dụng sữa không có lactose thường quy trong dinh dưỡng trẻ bị tiêu chảy cấp.
Tránh thức ăn có năng lượng, protein và điện giải thấp và nhiều carbonhydrate.
Sau khi khỏi tiêu chảy, cho ăn thêm ngày 1 bữa ngoài những bữa ăn bình thường trong 2- 4 tuần.
Trên đây là những vấn đề làm gì khi trẻ bị tiêu chảy cấp hoặc trong điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ mẹ nên làm thế nào. Trong quá trình hỗ trợ điều trị và theo dõi bệnh tại nhà nếu có bất cứ hiện tượng khác thường nào cần tham khảo ý kiến chuyên khoa hãy đưa trẻ đến ngay bệnh viện để các bác sĩ thăm khám và điều trị.
Hiện nay, Phòng khám Đa khoa Phương Nam đã cung cấp đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện với chương trình tiêm chủng Vaccin để hạn chế tối đa các nguy cơ mắc bệnh. Quý khách có thể liên hệ hotline 1900 633698 để được tư vấn cụ thể.
Cơ Sở 1: 81 Phan Đình Phùng, Phường 1 Thành Phố Đà Lạt, Lâm Đồng Cơ Sở 2: 272 Đ. Phan Trung, Tân Mai, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai Cơ sở 3: Số 85 Đường Hai Bà Trưng, Phường 6, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng