Dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy mọi người mẹ cần phải biết

Home / Dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy mọi người mẹ cần phải biết
Rate this post

Tiêu chảy ở trẻ là một bệnh lý tương đối phổ biến, thường do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Bệnh diễn biến ở mức độ nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ, do đó ba mẹ cần nắm được dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy để xử lý kịp thời và biết cách chữa trị cho trẻ.

Bệnh tiêu chảy là gì?

Tiêu chảy là tình trạng trẻ đi ngoài phân lỏng trên 3 lần hoặc nhiều lần trong ngày và đây là bệnh lý thường gặp ở những trẻ nhỏ trong gia đoạn phát triển từ sơ sinh đến 4 tuổi.

Trung bình ở trẻ dưới 5 tuổi có thể bị bệnh tiêu chảy khoảng 3 lần/năm và sẽ nhiều hơn nữa khi trẻ sống trong khu vực mà vấn đề vệ sinh không được đảm bảo.

Đi ngoài nhiều lần là dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy

Theo Tổ chức Y tế WHO, tiêu chảy là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 3 – 5 triệu trẻ bị mất vì tiêu chảy. Ngoài ra, tiêu chảy còn gây suy dinh dưỡng và nhiễm trùng ở trẻ, cho nên ba mẹ cần nắm được dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy để có thể xử lý kịp thời đảm bảo an toàn sức khỏe cho con.

Các dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy có thể nhận biết

Khi mắc bệnh tiêu chảy, dấu hiệu cơ bản để nhận biết ở trẻ là:

Tiêu chảy do kiết lỵ

  • Trẻ bị tiêu chảy thường mệt mỏi, biếng ăn, lười vận động, nằm li bì.
  • Trẻ đi tiêu nhiều lần trong ngày, phân lỏng có màu xanh hoặc vàng, trong phân có đàm, máu hay thức ăn không tiêu (đi phân sống).
  • Mót rặn khi đi ngoài cũng là dấu hiệu trẻ bị kiết lỵ.
Tiêu chảy khiến cho trẻ dễ mệt mỏi lười vận động

Tiêu chảy do tả

  • Trong giai đoạn đầu trẻ bị ói nhiều và có dịch trong, cơ thể bé có thể sốt nhẹ. Ở giai đoạn sau, trẻ đi tiêu phân lỏng ồ ạt và có thể lên đến 10 lít/ngày.
  • Phân trẻ bị tiêu chảy do tả đặc trưng bởi màu trắng đục như nước vo gạo và có mùi tanh như mùi cá.

Còn tình trạng mất nước được xem là dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy đáng lo ngại nhất. Có thể chia làm 3 mức độ:

Trẻ bị mất nước nhẹ

  • Trẻ tiêu chảy ở mức độ nhẹ nếu không cung cấp đủ nước cho trẻ ba mẹ quan sát sẽ thấy mắt trẻ khô, khi khóc nước mắt chảy ít hoặc không có nước mắt.
  • Miệng khô, tiểu ít, nước tiểu vàng.
  • Bé hay quấy khóc và kém linh hoạt dễ cáu gắt.

Mất nước vừa

  • Trẻ bắt đầu xuất hiện hiện tượng mắt trũng.
  • Cơ thể lờ đờ, trẻ ngủ li bì.
  • Da bé khô và kém đàn hồi.

Mất nước nặng

  • Trường hợp trẻ sơ sinh sẽ có hiện tượng trũng vùng thóp (phần nhỏ, mềm giữa ở đỉnh đầu trẻ).
  • Xuất hiện tình trạng vô niệu ở trẻ trong vòng 6h.
  • Da trẻ mất độ đàn hồi do thiếu nước trầm trọng.
  • Trẻ lờ đờ, li bì hoặc có thể bất tỉnh và hôn mê.
  • Mạch đập nhanh nhẹ hoặc không thể bắt được, huyết áp tụt hoặc không thể đo được.
Dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy có thể là sốt nhẹ hoặc sốt nặng

Ngoài ra, còn có một số biểu hiện khác như:

  • Trẻ buồn nôn, ói mửa hết thức ăn.
  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao và có vài trường hợp co giật.
  • Đau bụng âm ỉ dai dẳng từng cơn.
  • Các triệu chứng mất nước: khát nước, tiểu vàng, môi khô, da đàn hồi chậm…

Xử lý trẻ bị tiêu chảy như thế nào?

– Để đảm bảo được sức khỏe cho trẻ khi bị tiêu chảy, các bác sĩ chuyên nhi khoa khuyến cáo các mẹ nên cung cấp đủ nước cho trẻ để tránh tình trạng mất nước xảy ra.

– Trong những ngày con bị tiêu chảy, mẹ vẫn cho bé bú bình thường để bù nước. Ngoài ra, mẹ nên cho con uống thêm Oresol để bù chất điện giải do mất khi bé tiêu chảy, nhưng phải theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, tránh tuyệt đối tự làm theo ý mình.

– Nếu trẻ dùng sữa công thức thì mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ các loại thức uống nào có chứa chất điện phân và đường. Mẹ tuyệt đối không cho trẻ sử dụng các loại thuốc cầm tiêu dùng cho trẻ.

Mẹ nên bổ sung nước cho trẻ tránh tình trạng mất nước

– Bên cạnh đó, đối với trẻ nhoe mẹ nên thường xuyên thay tã, rửa tay cho con để tránh tình trạng lây lan của vi khuẩn do tiếp xúc trong nhà.

– Đối với trẻ lớn hơn ở trong độ tuổi ăn uống mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ ăn, thực phẩm ăn để hỗ trwoj điều trị tiru chảy cho trẻ.

Trẻ cần đến viện khi nào?

Ba mẹ khi phát hiệu dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy trong 2 ngày nhưng tình trạng bệnh bé vẫn chưa giảm thì ba mẹ nên đưa con đến gặp ngay bác sĩ.

Ngoài ra, ba mẹ nên đưa con đi thăm khám khi con có các triệu chứng sau vì đây có thể là dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy cấp tính:

  • Trẻ sốt cao không hạ
  • Tiêu chảy trong phân có nhiều máu
  • Trẻ đi ngoài trên 8 lần trong vòng 8 giờ
  • Tiêu chảy kèm theo tình trạng nôn ói liên tục
  • Tiêu chảy tái phát khi vừa điều trị khỏi

Mong rằng các dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy ở nội dung bài viết trên các bậc phụ huynh đã có thêm kiến thức để bảo vệ cũng như nhận biết được tình hình bệnh của con mình nhằm có hướng xử lý kịp thời tráng nguy hiểm đến tính mạng.

Mọi thắc mắc hay cần được giải đáp bạn có thể đến trực tiếp Phòng khám Đa khoa Phương Nam số 81 Phan Đình Phùng phường 1 TP Đà Lạt hoặc liên hệ đến hotline 1900 633698 để được hỗ trợ tốt nhất.

Rate this post
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ hai - Thứ sáu 07h30 - 20h00

Thứ 7 07h30 - 20h00

Chủ nhật 07h30 - 20h00

Liên Hệ

  • Cơ Sở 1: 81 Phan Đình Phùng, Phường 1 Thành Phố Đà Lạt, Lâm Đồng
    Cơ Sở 2: 272 Đ. Phan Trung, Tân Mai, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
    Cơ sở 3: Số 85 Đường Hai Bà Trưng, Phường 6, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng
×

Đặt Lịch Khám

Bạn chưa điền họ và tên !


Bạn chưa điền số điện thoại !

Bạn chưa điền biểu hiện !


Bạn chưa chọn ngày !