Cần làm gì khi trẻ bị tiêu chảy?

Home / Cần làm gì khi trẻ bị tiêu chảy?
Rate this post

Trẻ bị tiêu chảy thường là do virus hoặc do các ký sinh trùng gây nên. Đây là căn bệnh khá phổ biến vào mùa hè, trung bình trẻ dưới 3 tuổi có thể mắc bệnh từ 1 đến 3 lần/năm. Tuy là căn bệnh khá đơn giản nhưng nếu không được hỗ trợ điều trị đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.

Tiêu chảy là gì?

Tiêu chảy là hiện tượng nhu động ruột trong cơ thể hoạt động mạnh hơn bình thường, gây ra tình trạng phân mềm hoặc phân lỏng như nước.

Tình trạng tiêu chảy thường bắt gặp ở trẻ (trẻ sơ sinh và trẻ dưới 3 tuổi) nhiều hơn người lớn. Do hệ tiêu hóa của trẻ còn khá non nớt dễ dàng bị virus hoặc các ký sinh trùng xâm nhập.

Trẻ bị tiêu chảy do nhiều nguyên nhân gây ra

Tiêu chảy có các loại sau:

  • Tiêu chảy cấp tính: Xảy ra trong vòng 1 – 2 ngày sẽ hết. Thường liên quan đến tình trạng nhiễm trùng hoặc do sự tấn công của vi khuẩn.
  • Tiêu chảy mãn tính: Tình trạng kéo dài trong vài tuần. Bệnh xảy ra do hội chứng kích thích ruột hoặc do bệnh nhân mắc bệnh về đường ruột.

Vì sao trẻ bị tiêu chảy?

Trẻ bị tiêu chảy có rất nhiều nguyên nhân gây ra, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh tiêu chảy ở trẻ:

Tiêu chảy do nhiễm virus Rota

Virus Rota được các chuyên gia đánh giá là loại siêu vi trùng gây ra tình trạng nhiễm khuẩn đường ruôt cấp ở trẻ, nhất là ở trẻ sơ sinh và trong giai đoạn 5 năm đầu đời.

Trẻ dễ mắc bệnh nhiều nhất là vào mùa đông, thời gian ủ bệnh từ 12h đến 5 ngày. Bệnh kéo dài từ 3 ngày đến 1 tuần.

Trẻ tiêu chảy do nhiễm khuẩn

Tiêu chảy có thể do trẻ bị nhiễm khuẩn

Nhiễm khuẩn là một trong nguyên nhân thường gặp trong bệnh lý tiêu chảy ở trẻ, có thể do vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.

Các vi khuẩn gây ra bệnh như E.coli, Salmonelle, Shigella, vi khuẩn tả… Mỗi loại vi khuẩn sẽ gây ra các triệu chứng khác nhau.

Trẻ bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn thường được chẩn đoán dựa trên tính chất của phân, xét nghiệm cấy phân để tìm ra loại vi khuẩn gây bệnh, dựa vào đó bác sĩ của thể đưa ra biện pháp hỗ trợ điều trị phù hợp.

Tiêu chảy do sử dụng thuốc kháng sinh

Trẻ bị tiêu chảy do sử dụng thuốc kháng sinh là trường hợp không hiếm. Bởi vì thuốc kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn nên sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có hại và lợi khuẩn trong đường tiêu hóa của trẻ, gây ra tình trạng mất hệ cân bằng đường ruột dẫ đến tiêu chảy.

Trẻ tiêu chảy do dị ứng thức ăn

Đây được xem là nguyên nhân phổ biến nhất, khi trẻ bị dị ứng thực phẩm thì tình trạng tiêu chảy có thể xảy ra sau vài phút hoặc vài giờ sau khi ăn.

Thức ăn hay gây dị ứng cho trẻ là sữa, trứng (lòng trắng trứng), hải sản, cá, lạc… Khi trẻ bị ngộ đọc thức ăn sẽ có các triệu chứng như tiêu chảy, nôn, đau bụng, sốt, mệt mỏi… Ngoài ra, nếu trẻ không được xuer lý kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng mất nước, các chất điện giải dẫn đến tử vong.

Dị ứng thức ăn cũng là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ

Do nhiễm ký sinh trùng

Nhiễm ký sinh trùng Giardia lamblia là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy ở trẻ thông qua nguồn nước hoặc thực phẩm bé ăn uống hàng ngày.

Khi trẻ bị tiêu chảy do nhiễm ký sinh trùng triệu chứng thường gặp là: Trẻ tiêu tóe nước, phân có chất nhầy không máu. Ngoài ra, trong phân phụ huynh quan sát sẽ thấy có chất béo nổi trên mặt nước, bóng như mỡ và có mùi rất hôi.

Triệu chứng tiêu chảy ở trẻ

Theo chia sẻ của các bác sĩ nhi khoa, triệu chứng trẻ bị tiêu chảy sẽ khác nhau tùy vào nguyên nhân gây bệnh, cơ địa, thể chất của trẻ. Nhưng các triệu chứng dưới đây là các dấu hiệu cơ bản nhất của trẻ khi bị tiêu chảy:

Trường hợp tiêu chảy cấp

– Nguyên nhân thường là do trẻ bị nhiễm trùng đường tiêu hóa, biểu hiện ban đầu là sốt, tiếp theo là đi ngoài phân lỏng có nhiều nước. Khi bắt đầu tiêu chảy thì tình trạng nôn ói sẽ giảm dần.

– Đi phân lỏng có nhiều nước, mùi tanh hoặc chua, không có lẫn máu hay chất nhầy. Trẻ đi cầu 3 lần/ngày, kéo dài từ 5 – 7 ngày.

– Ngoài ra, dấu hiệu mất nước như khát nước, môi khô, tiểu vàng, quấy khóc, khóc nhiều nhưng ít ra nước mắt.

Trường hợp tiêu chảy mãn tính

– Là tình trạng tiêu chảy kéo dà trên 14 ngày, số lần tiêu chảy lúc tăng lúc giảm.

– Khi đi ngoài phân nhiều nước hoặc có lúc đặc, lỏng, mùi chua khó chịu, khẳm, phân màu vàng hoặc xanh, có bọt và lẫn chất nhầy máu.

– Trẻ đau bụng, mót rặn, biếng ăn, sụt cân không kiểm soát và có dấu hiệu mất nước ở giai đoạn tiêu chảy cấp.

*** LƯU Ý: Ba mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi trẻ có các dấu hiệu mất nước nặng, sốt cao li bì, phân có nhiều máu mủ hoặc phân đen như hắc in.

Mức độ nguy hiểm của bệnh

Tiêu chảy ở trẻ là một trong những căn bệnh thường gặp và có thể điều trị khỏi. Tuy nhiên, nếu bệnh không được xử lý nhanh, kịp thời hoặc không đúng cách sẽ gây ra những nguy hiểm hay ảnh hưởng đáng tiếc. Cụ thể:

Biếng ăn có thể gây tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ khi trẻ bị tiêu chảy

– Theo thống kê của Tổ chức Y tế, trên thế giới có khoảng trên 1 tỷ trẻ em mắc bệnh tiêu chảy và có tới 4 triệu trẻ tử vong, trong đó có 80% trẻ tử vong ở độ tuổi dưới 2 tuổi.

– Mức độ nguy hiểm khi trẻ bị tiêu chảy là mất nước, chất điện giải và hiện tượng rối loạn các chất trong cơ thể từ đó dẫn đến các cơ quan khác bị rối loạn hoạt động. Nếu tình trạng mất nước và mất chất điện giải không được xử lý kịp thời dẫn đến tình trạng tiến triển ở một mức độ nào đó sẽ khiến trẻ mất thể tích tuần hoàn, gây suy tim và nặng nhất là tử vong.

– Bên cạnh đó, trẻ bị tiêu chảy kéo dài còn có nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm khác như nhiễm trùng đường ruột, nhiễm trùng huyết có thể gây tử vong (trường hợp tiêu chảy do vi trùng gây ra).

– Ngoài ra, tiêu chảy kéo dài sẽ khiến cho trẻ bị suy dinh dưỡng và chậm phát triển thể chất. Tình trang suy dinh dưỡng kéo dài sẽ khiến bệnh tiêu chảy cũng khó kiểm soát sẽ dẫn đến nguy hiểm tính mạng cho trẻ.

Mặc dù là căn bệnh dễ gặp và có thể điều trị khỏi nhưng các bệnh phụ huynh không thể coi thường nếu không có biện pháp phòng bệnh đúng cho trẻ.

Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy

Như trên đã đề cập, trẻ bị tiêu chảy sẽ gây ra tình trạng mất nước, điện giải và tình trạng này luôn diễn ra nhanh chóng có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Ngoài ra, trẻ còn gặp phải vấn đề rối loạn tiêu hóa, suy dinh dưỡng. Các bậc phụ huynh cần phải nắm rõ tình trạng bệnh cũng như hướng dẫn của bác sĩ để chăm sóc tốt cho trẻ.

Một số điều sau cha mẹ cần nên nhớ để chăm con khi tiêu chảy là:

Bù nước cho trẻ: Khi trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ cần nên cho trẻ uống thật nhiều nước hoặc cho trẻ uống Oresol để bù lại lượng nước và các chất điện giải mất qua phân. Khi uống Oresol cha mẹ phải làm đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc trên bao bì và có thể bổ sung nước cho trẻ bằng nước canh, nước cháo, nước dừa tươi…

Thực hiện đúng chế độ dinh dưỡng: Nếu là trẻ sơ sinh mẹ nên cho bé bú nhiều hơn và cữ bú lâu hơn để bù nước cho trẻ. Bên cạnh đó, cha mẹ nên cho trẻ ăn nhiều cữ nhỏ, tăng thêm ít nhất 2 cữ ăn so với ngày bình thường không bệnh, thức ăn phải được nấu nhừ, thực phẩm dễ tiêu hóa. Tuyệt đối không cho trẻ  nhịn ăn vì điều này sẽ khiến cho trẻ suy dinh dưỡng hơn.

Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ sau bệnh

Bổ sung kẽm và nhiều vitamin khác: Quá trình rối loạn tiêu hóa sẽ khiến cơ thể trẻ thiếu hụt chất dinh dưỡng và gây mệt mỏi. Việc bổ sung các vitamin và kẽm sẽ giúp cơ thể trẻ trở nên khỏe mạnh hơn sau khi bệnh. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng vitamin hay kém cho bé.

Giữ vệ sinh cho trẻ: Vệ sinh thân thể và vệ sinh cá nhân cho trẻ luôn sạch sẽ, để trẻ tránh xa các nguồn có nguy cơ lây bệnh cao. Nên cho trẻ ăn chín uống sôi, sử dụng nguồn nước sạch, nguồn thực phẩm sạch.

Chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ: Các bậc cha mẹ cần nên theo dõi số lầm đi ngoài của bé, số lượng phân, màu sắc phân và việc bù nước, ăn uống của trẻ. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc cầm tiêu chảy hay thuốc kháng sinh mà không có chỉ định của bác sĩ.

Ngoài những việc trên, cha mẹ cần lưu ý cho trẻ ăn đúng giờ và bổ sung thêm các chế độ ăn uống dinh dưỡng, vì nếu không ăn đủ chất trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng sau tiêu chảy. Cha mẹ có thể chia các bữa ăn ra thành bữa nhỏ để các bé có thể ăn đủ lượng thức ăn nếu bé biếng ăn hay nôn ói nhiều.

Tiêu chảy ở trẻ không phải là căn bệnh xa lạ đối với nhiều phụ huynh. Tuy nhiên, việc mà các bậc cha nên có là kiến thức về bệnh tiêu chảy để bảo vệ sức khỏe cho con tốt hơn.

Mọi nghi ngờ về sức khỏe của trẻ các bậc phụ huynh nên đưa con đi gặp bác sĩ để có được những chẩn đoán và cách xử lý kịp thời. Nếu có thắc mắc gì, bạn có thể đến trực tiếp Phòng khám Đa khoa Phương Nam tại số 81, Phan Đình Phùng phường 1 TP Đà Lạt hoặc gọi đến hotline 1900 633698 để được hỗ trợ tốt nhất.

Rate this post
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ hai - Thứ sáu 07h30 - 20h00

Thứ 7 07h30 - 20h00

Chủ nhật 07h30 - 20h00

Liên Hệ

  • Cơ Sở 1: 81 Phan Đình Phùng, Phường 1 Thành Phố Đà Lạt, Lâm Đồng
    Cơ Sở 2: 272 Đ. Phan Trung, Tân Mai, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
    Cơ sở 3: Số 85 Đường Hai Bà Trưng, Phường 6, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng
×

Đặt Lịch Khám

Bạn chưa điền họ và tên !


Bạn chưa điền số điện thoại !

Bạn chưa điền biểu hiện !


Bạn chưa chọn ngày !